Mũi e trong móc len là gì? Cách móc mũi e với 3 bước siêu dễ

Mũi e trong móc len là gì? hướng dẫn chi tiết

Mũi e trong móc len là gì là câu hỏi được nhiều người mới học móc len tìm hiểu rất nhiều, mũi e trong móc len có tên gọi khác là mũi kép đôi, có cách móc khá phức tạp và tốn nhiều thời gian cũng như dễ nhầm lẫn khi đâm kim móc len, vậy sau đây tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về mũi móc này mà không phải lo sợ về độ khó của nó.

Mũi e trong móc len là gì?

Mũi móc e là mũi gì? Mũi E trong móc len hay còn gọi là mũi kép đôi, có ký hiệu trong chart móc len là “E” là một trong các mũi móc len cơ bản và khá quan trọng trong móc len. Kỹ thuật này thường được sử dụng để tạo nên các chi tiết như cánh hoa hay các bộ phận của một sản phẩm móc len.

Mũi e móc len có khá nhiều ứng dụng tuy nhiên trong các chart móc len cơ bản bạn khó bắt gặp mũi móc này mà thay vào đó là các mũi kép ba (Tr) hoặc các mũi móc len khác.

Tuy nhiên, khi bạn đã thành thạo kỹ thuật móc len và muốn thử thách bản thân với các dự án phức tạp hơn, mũi E sẽ trở thành một công cụ hữu ích trong kho tàng kỹ năng của bạn. Mũi E không chỉ giúp bạn tạo ra các chi tiết phức tạp mà còn tăng cường độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Mũi E trong móc len hay còn gọi là mũi kép đôi
Mũi E trong móc len hay còn gọi là mũi kép đôi

Bật mí cách làm mũi e trong móc len

Bước 1: Mũi kép đôi (hay mũi e) thì có độ cao bằng 4 mũi bính. Trước tiên các bạn hãy móc lên 4 mũi bính từ mũi thứ 1 đến mũi thứ 4

Bước 2: Tiếp theo sẽ tiến hành quấn len quanh Kim móc 2 vòng, rồi sau đó đâm kim móc xuống chân kế tiếp và kéo len qua

Móc 4 mũi bính và lấy 2 lần len ở bước đầu tiên
Móc 4 mũi bính và lấy 2 lần len ở bước đầu tiên

Bước 3: Bây giờ trên Kim móc có 4 vòng dây mình sẽ lấy len và kéo qua 2 vòng dây đầu tiên và  tiếp tục lấy len kéo qua 2 vòng dây tiếp theo và lấy len kéo qua 2 vòng dây cuối cùng.

Như vậy có tổng cộng có 3 lần kéo len tất cả và ta được mũi bính, nhưng để bạn dễ hình dung hơn mình sẽ đưa ra hinhg ảnh bên dưới với từng lần kéo len cụ thể, hãy theo dõi để biết cách móc mũi e trong móc len đúng nhất nhé.

Các bước móc hoàn thiện mũi kép đôi (mũi e)
Các bước móc hoàn thiện mũi kép đôi (mũi e)

Nếu bạn vẫn chưa hiểu cách móc mũi e trong móc len có thể tham gia nhóm ZALO cùng học móc len của Hoa Len Handmade để được giải đáp và hướng dẫn kịp thời nhất, đồng thời đây còn cung cấp thêm các chart móc len cơ bản giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và bộ sưu tập chart móc để thực hành mũi e được thuần thục hơn.

CTA vào nhóm học móc len

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách móc mũi blo trong móc len

4 Lưu ý quan trọng khi mới học móc len mũi e

Khi thực hiện mũi E (mũi kép đôi) trong móc len, có một số điểm quan trọng cần lưu ý để đảm bảo sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng tốt nhất và đẹp mắt:

  1. Móc mũi E phải có ít nhất tối thiểu 4 mũi bính: Để bắt đầu móc mũi E, bạn cần chuẩn bị nền với ít nhất 4 mũi bính. Việc sử dụng số lượng mũi bính này là bắt buộc và không được thay đổi. Số mũi bính này giúp đảm bảo rằng các mũi E sẽ được móc đều và sản phẩm sẽ có độ căng và co giãn phù hợp.
  2. Thực hiện đủ 3 lần kéo len: Mũi kép đôi được tạo nên qua ba lần kéo len. Đầu tiên, bạn cần lên hai vòng len trên kim móc, sau đó đâm kim vào chân kế tiếp và kéo lên một vòng len mới. Tiếp theo, bạn kéo qua hai vòng len đầu tiên trên kim, rồi tiếp tục kéo qua hai vòng len kế tiếp và cuối cùng là hai vòng len còn lại. Điều này đảm bảo mũi E có độ cao và kết cấu đúng chuẩn.
  3. Đều tay khi móc và kéo len: Một lưu ý quan trọng khác khi thực hiện mũi E trong móc len là bạn cần giữ độ chặt của len đều tay. Nếu móc quá chặt, sản phẩm sẽ trở nên cứng và khó làm việc. Ngược lại, nếu móc quá lỏng, các mũi sẽ không đều và sản phẩm sẽ mất thẩm mỹ. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy cố gắng duy trì một lực kéo nhất quán trong suốt quá trình móc.
  4. Bắt đầu mũi kép đôi từ bất kể sản phẩm nào: Mũi kép đôi có thể được bắt đầu từ bất kỳ sản phẩm móc len nào. Sau khi móc nền bằng các mũi bính, bạn chỉ cần tiếp tục với các mũi E để tạo thành sản phẩm mong muốn. Việc tạo mũi bính là yêu cầu bắt buộc để thiết lập nền cho mũi kép đôi, giúp đảm bảo rằng sản phẩm sẽ có cấu trúc ổn định và đẹp mắt.
Tối thiểu 4 mũi bính là lưu ý quan trọng nhất trong mũi E
Tối thiểu 4 mũi bính là lưu ý quan trọng nhất trong mũi E

>>> Bài viết cùng chủ đề các mũi móc len: 

Ứng dụng của mũi E trong móc len

Khi bạn đã biết mũi móc e là mũi gì rồi thì bạn sẽ cần tìm hiểu mũi E (hay mũi kép đôi) trong móc len có ứng dụng quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm móc len đẹp mắt và đa dạng. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của mũi E trong móc len:

  1. Tạo cánh hoa: Mũi E thường được sử dụng để tạo ra những cánh hoa mềm mại và có cấu trúc đẹp. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích khi móc các loại hoa như hoa hướng dương, hoa hồng, và hoa cúc, nơi yêu cầu các cánh hoa phải có độ dày và độ bền.
  2. Tạo các bộ phận của thú len: Trong các sản phẩm thú móc len, mũi E được sử dụng để tạo nên các chi tiết như tai, chân, và đuôi của các con thú. Những bộ phận này cần có độ chắc chắn và hình dáng cụ thể, và mũi E cung cấp độ bền cần thiết để đảm bảo rằng các chi tiết này sẽ giữ nguyên hình dạng qua thời gian.
  3. Tạo các mảnh ghép lớn như chăn và áo: Mũi E cũng thường được sử dụng trong việc tạo ra các mảnh ghép lớn như chăn, khăn quàng, và áo len….
Hình ảnh phần tai thú và thân được làm từ mũi E trong móc len
Hình ảnh phần tai thú và thân được làm từ mũi E trong móc len

Nếu bạn còn biết thêm những ứng dụng nào của mũi e trong móc len nữa có thể góp ý cho tôi ở phần bình luận nhé, ngoài ra bạn có thể theo dõi kênh FaceBook của Hoa Len Handmade để nhận những ưu đãi và thông tin cập nhật mới nhất về các sản phẩm móc len, ngoài ra bạn có thể theo dõi thêm tất cả các tin tức về các mũi móc len tại trang chủ của Hoa Len Handmade của chúng tôi, mọi thắc mắc xin liên hệ hới SĐT: 0696024103 hoặc email: hoalenhandmade@gmail.com.

Trân trọng và biết ơn bạn đọc đã theo dõi hết bài viết của tôi, chúc bạn sớm thành thạo mũi kép đôi (mũi E) này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *