Ký hiệu mũi M trong móc len là gì? Cách móc mũi M với 3 bước

Thế nào là mũi M trong móc len

Ký hiệu mũi M trong móc len là một ký hiệu phổ biến, mũi M hay mũi mút được gọi là mũi móc 3 mũi giảm thành một mũi, đây là một trong các kỹ năng cơ bản của các loại giảm mũi trong móc len, cụ thể cùng đọc kỹ bài viết này để tìm hiểu thêm về cách móc mũi M nhé!

Ký hiệu mũi M trong móc len là gì?

Khái niệm mũi M trong móc len được hiểu là mũi mút hay móc 3 mũi đơn giảm thành 1 mũi, có quy ước móc là: Mũi M đâm kim qua 3 cạnh ngoài của 3 chân kế tiếp, kéo len qua 3 vòng cho đến khi còn còn 2 sợi kéo qua 2 sợi.

Mũi M là một mũi móc len khá phổ biến trong một số các sản phẩm như con thú bằng len, các sản phẩm có tính phức tạp cao cần tạo các đường viền hoặc kết thúc mũi để chuyển sang mũi khác thì thường sẽ gặp mũi M này.

Mũi m trong móc len là mũi mút hay móc 3 mũi giảm thành 1
Mũi m trong móc len là mũi mút hay móc 3 mũi giảm thành 1

Cách móc mũi M với 3 bước đơn giản

Với mũi M trong móc len, cách móc khá đơn giản, như bạn có thể thấy khái niệm mũi M là 3 mũi đơn giảm về 1 thì cách móc cũng thương tự như vậy, cụ thể:

Bước 1: Đâm kim móc qua 3 cạnh ngoài của e chân liền kề, kế tiếp nhau tronng sản phẩm bạn đang làm.

Bước 2: Tiến hành lấy len và luồn qua 2 chân móc đầu tiên cho đến khi còn lại 2 sợi trên thân kim móc (như mình minh hoạ ở giữa)

Bước 3: Sau đó tiến hành kéo len qua 2 sợi còn lại sao cho chụm 1 đầu, như vậy là hoàn thiện cách móc mũi M trong móc len đơn giản (hình minh hoạ ngoài cùng)

Hướng dẫn chi tiết cách móc mũi m qua 3 bước đơn giản
Hướng dẫn chi tiết cách móc mũi m qua 3 bước đơn giản

Nếu bạn chưa hiểu hoặc khó khăn trong việc móc len mũi M có thể liên hệ hoặc tham gia nhóm ZALO cùng học móc len để được hỏi đáp chi tiết về các mũi móc len và chart móc len miễn phí của Hoa Len Handmade nhé!

CTA vào nhóm học móc len

Phân biệt mũi M trong móc len và đan len

M1: Thêm một mũi móc mới bằng cách sử dụng kim móc len móc từ bên trái của sợi len lỏng, nằm ngang giữa hai mũi móc để tạo thêm một mũi mới.

M1L: Để thêm một mũi móc ở phía trái, dùng kim móc đi qua sợi len từ phía trước, sau đó xuyên kim qua giữa hai mũi đan từ bên phải rồi vòng ra phía sau mũi móc và tiếp theo, thực hiện móc xuống như bình thường.

M1R: Thêm một mũi móc sử dụng kim đan ở phía phải bằng cách đưa kim móc từ phía sau qua sợi len mà đang nằm ngang giữa 2 mũi đan. Tiếp tục, dùng kim móc từ phía bên phải để móc vào mũi vừa thêm như một mũi móc xuống thông thường.

M1P: Thực hiện giống như M1, nhưng mũi M1P được thêm hoa văn hoạ tiết ở mặt trái của sản phẩm, nơi mà kim móc móc lên và đâm qua.

Như vậy cách móc mũi M trong móc len là khác biệt hoàn toàn so với đan mũi M trong đan len, bạn cần nắm rõ thông này tránh nhầm lẫn giữa 2 loại móc và đan len nói chung, và tránh những thông tin khác sai sự thật.

Lưu ý khi móc mũi M và phân biết tin thật giả khi móc và đan mũi M
Lưu ý khi móc mũi M và phân biết tin thật giả khi móc và đan mũi M

>>> Bài viết cùng chủ đề: Mũi F trong móc lenmũi slst trong móc len

Cách đọc mũi M và ứng dụng trong thực tế

Bạn có thể nhìn chart móc len chuột lang nước capybara dưới đây để làm ví dụ:

Tại hàng thứ 10 của chart móc chuột lang nước capybara có 9 lần mũi x, được ký hiệu là 9X, sau đó đến mũi M, thì mũi M ở đây có tác dụng tạo đường viền và giảm 3 mũi móc đơn thành một mũi, tức là sau khi móc xong 9 mũi X thì móc mũi giảm để chuyển sang móc phần tiếp theo, vì mũi X khi không giảm mũi khó móc hàng tiếp theo với 13x. Dưới đây là hình ảnh thực tế:

Ví dụ cách móc mũi M trong móc len bằng chart capybara
Ví dụ cách móc mũi M trong móc len bằng chart Capybara

Như vậy, bạn có thể nhìn kỹ và chi tiết chart móc len để định hình được mũi M nằm ở đâu, móc thế nào và công dụng của nó, như vậy bạn sẽ dễ dàng thực hành hơn và nhanh chóng thành thạo mũi M trong móc len.

Lưu ý quan trọng khi móc len mũi M

Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng khi móc mũi M trong móc len:

  • Hiểu đúng mũi M: Mũi M là mũi giảm từ 3 mũi đơn thành 1 mũi vì thế khái niệm này là khái niệm không thể quên khi học các mũi móc len cơ bản, lúc đó bạn mới thực hành và dễ dàng nắm bắt các kỹ thuật móc dễ dàng hơn.
  • Đâm kim đúng vào viền ngoài: Trong quá trình móc, hãy chắc chắn đâm kim đúng vào viền ngoài chân móc tiếp theo. Nếu không, viền sản phẩm sẽ bị lệch và không đều.
  • Cẩn thận và đều tay: Khi móc mũi M, bạn cần phải móc cẩn thận và đều tay để sản phẩm cuối cùng có độ chính xác và đẹp mắt.
  • Kiên nhẫn: Mũi M trong móc len yêu cầu nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Hãy từ từ thực hiện và không vội vàng để đạt được kết quả tốt nhất.

Mũi M thực sự rất đơn giản để nắm bắt và móc một cách dễ dàng, nếu bạn có thắc mắc nào vui lòng liên hệ tới hotline 0969024103 để được tôi giải đáp về các mũi mcó len cũng như là khoá học móc len handmade vô cùng hấp dẫn của chúng tôi. Đừng quên theo dõi Fanpage Hoa Len Handmade để cập nhật những thông tin và ưu đãi mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *