Nếu bạn mới bắt đầu học đan len và chưa chọn được cách đan len phù hợp? Vậy thì bài viết này sẽ bật mí cho bạn những cách đan len đơn giản cho người mới học và cách chọn sản phẩm, 4 mũi đan len cần nắm trước khi học đan các sản phẩm từ len.
Tóm tắt nội dung
Dụng cụ đan len cho người mới bắt đầu
Trước hết, để học được cách đan len đơn giản thì bạn cần có những dụng cụ cần thiết sau:
- Len sợi: Đây là nguyên liệu chính để đan, loại len phổ biến cho người mới bắt đầu là len sợi acrylic vì dễ đan và giá thành rẻ.
Đố với những bạn mới học cách đan len thì nên lựa chọn loại len sợi to, mượt. Bởi nó sẽ dễ dàng tháo gỡ được nếu có lỗi để sửa lại và có những kinh nghiệm đan sau đó. Tránh chọn len có nhiều lông, vì sẽ khó sửa nếu bạn đang không đúng.
- Kim đan: Kim đan có nhiều loại khác nhau. Người mới nên chọn kim đan size 4mm hoặc 5mm để dễ thao tác.
- Kéo, thước đo, kim khâu len nếu cần.
- Dụng cụ đánh dấu mũi: Dụng cụ đánh dấu mũi dùng để đánh dấu vị trí bắt đầu của vòng đan hoặc để phân biệt các phần khác nhau của sản phẩm.
Ngoài những dụng cụ cơ bản trên, bạn có thể mua thêm các dụng cụ hỗ trợ khác như: Túi đựng dụng cụ hay sách hướng dẫn đan móc len cơ bản.
Cách chọn sản phẩm khi mới đan len
Với các bạn mới học cách đan len, tôi khuyên bạn nên thử sức với những sản phẩm đơn giản như khăn len, khăn quàng cổ hay những loại không có nhiều chi tiết và dễ đan, vì nếu chọn sản phẩm quá khó như găng tay, tất, túi xách thì bạn hoàn toàn dễ nản và không thể tự mình hoàn thiện sản phẩm. Dưới đây là một số sản phẩm dễ đan cho người mới học:
- Khăn len: Khăn len là sản phẩm đơn giản và dễ đan nhất, phù hợp cho người mới bắt đầu.
- Mũ len: Mũ len cũng là một sản phẩm tương đối dễ đan. Bạn có thể chọn đan mũ len beanie, mũ len beret hoặc mũ len có vành.
- Áo len: Áo len là sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật đan móc cao hơn so với các sản phẩm trên một chút.
Cách lựa chọn kim và loại len dễ đan
Lựa chọn kim đan
Dưới đây là một số lưu ý khi chọn kim đan len cho người mới học cách đan len:
Kích cỡ kim đan: Kích cỡ kim đan được ghi bằng milimet (mm) trên thân kim. Kích cỡ kim đan cần tương ứng với độ dày của sợi len.
- Loại len sợi phổ biến cho người mới bắt đầu là len sợi acrylic có độ dày trung bình (DK). Loại len này phù hợp với kim đan size 4mm hoặc 5mm
- Với len sợi mỏng (fingering weight), bạn nên chọn kim đan size 2mm hoặc 3mm.
- Với len sợi dày (bulky weight), bạn nên chọn kim đan size 6mm hoặc 7mm.
Chất liệu kim đan: Kim đan có nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm:
- Kim đan gỗ: Loại kim đan này nhẹ, dễ cầm, ngược lại kim gỗ có thể bị dính len.
- Kim đan kim loại: Loại kim đan này trơn tru, dễ thao tác và ít bị dính len và mượt.
- Kim đan nhựa: Loại kim đan này nhẹ, bền và dễ làm sạch nhưng dễ gãy và khó đan, ít được sử dụng.
Chọn loại len dễ đan
Dưới đây, Hoa Len Handmade sẽ đưa ra một số yếu tố để bạn có thể chọn được loại len thích hợp khi học cách đan len:
Một số loại len dễ móc cho người mới bắt đầu:
- Len acrylic: mềm mại, dễ móc, giá thành rẻ.
- Len cotton: mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
- Len milk cotton: mềm mại, mịn màng, dễ xù lông.
- Len baby yarn: mềm mại, an toàn cho da em bé.
Độ dày:
- Nên chọn len sợi có độ dày trung bình (worsted weight) để dễ móc và dễ sửa lỗi.
- Len sợi có độ dày quá mỏng hoặc quá dày sẽ khó móc hơn cho người mới bắt đầu.
>>> Xem đầy đủ tin tức về đan móc len: Kinh nghiệm đan móc len
Cách đan len đơn giản cho người mới học
Đan mũi gầy (đan vắt mũi)
Mũi gầy (hay còn gọi là đan vắt mũi) là một kỹ thuật đan len cơ bản và quan trọng. Kỹ thuật này được sử dụng để tạo ra các đường viền, gầy bớt số lượng mũi đan và tạo độ dốc cho sản phẩm.
Cách thực hiện đan mũi gầy như sau:
- Bước 1: Cuốn đầu sợi len lại thành một vòng. Lưu ý là nên để đầu dài hơn của sợi len (đầu chạy ra từ cuộn len) ở dưới đầu ngắn hơn, điều này sẽ giúp bước sau của bạn dễ dàng hơn.
- Bước 2: Tiếp theo bạn sẽ vòng sợi len ngắn hơn xuống bên dưới vòng vừa tạo.
- Bước 3: Bạn hãy lấy sợi len ngắn và kéo qua vòng. Lưu ý là nên kéo nhẹ tay để sợi len này tạo thành một vòng khác.
- Bước 4: Cầm hai sợi len kéo chặt tay để tạo thành một nút giống như đầu cái thòng lọng. Sau đó bạn cầm que đan xuyên qua nút vừa tạo.
- Bước 5: Nhấc mũi đan trên que đan bên trái qua mũi đan mới tạo trên que đan bên phải.
Lưu ý: Khi đan mũi gầy, bạn cần chú ý giữ cho sợi len căng để mũi đan được đều đặn.
Đan mũi lên
Mũi lên (mũi P) là một trong những mũi đan cơ bản nhất. Để đan mũi lên, bạn cần học cách đan len theo các bước sau:
- Bước 1: Thực hiện đâm que đan phải ở mũi đầu tiên theo chiều từ dưới lên.
- Bước 2: Sau đó, vòng sợi len qua đầu que và móc sợi len vòng qua khỏi mũi đan thứ nhất bên trái. Tuột mũi đan đầu tiên trên que đan bên trái là bạn đã hoàn thành xong mũi đan lên kiểu Anh. Khi đan bạn cần lưu ý sợi len phải luôn ở vị trí trước.
- Bước 3: Thực hiện tương tự đối với những mũi len tiếp theo cho tới khi hết hàng.
Đan mũi xuống
Cách đan len mũi len xuống (mũi K) nhìn tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và luyện tập để thành thạo.
- Bước 1: Sợi len được đan theo chiều ngón tay trong bàn tay phải và tạo lực căng thích hợp. Lưu ý bạn nên thực hiện đâm que đan ở bên phải tay đối với mũi đầu tiên, sau đó theo chiều từ trên xuống dưới.
- Bước 2: Sau đó vòng len qua đầu của que bên phải theo hướng dưới lên. Móc sợi len qua vòng mũi que sang trái. Tuột mũi đan ra khỏi que ở bên trái, khi đó, bạn đã hoàn thành xong mũi đan đầu tiên của que bên phải.
- Bước 3: Tiếp tục lặp lại cho tới khi bạn hoàn thành cách đan len các mũi đan xuống bên phải que đan.
Đan hết sản phẩm
Việc đan hết phần len còn lại là một bước quan trọng để đảm bảo sản phẩm được hoàn thiện đẹp mắt và chắc chắn. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết:
- Bước 1: Giữ kim may bên tay trái, đối với kim rỗng cần đặt bên phải.
- Bước 2: Tiến hành đan 2 mũi đầu tiên như hướng dẫn đã có ở trên.
- Bước 3: Chèn kim trái chiều từ trên xuống dưới theo vòng lặp khâu đầu của kim bên phải.
- Bước 4: Sử dụng kim trái kéo qua nút thứ hai đúng vị trí của kim móc. Lúc này bạn đã hoàn thành xong khâu kết thúc và cần thực hiện thêm khâu bên phải của kim đan.
- Bước 5: Thực hiện lặp lại cho tới khi chỉ còn kim bên phải và cắt sợi len ra. Dùng kim móc len buộc chặt đuôi sợi là bạn đã hoàn thành xong.
>>> Nội dung cùng chủ đề:
Lưu ý khi đan len cho người mới
Chọn len và kim đan phù hợp:
- Nên chọn len sợi to, mượt và kim đan bằng gỗ to cho người mới bắt đầu.
- Kích cỡ kim đan cần tương ứng với độ dày của len.
- Nên mua len có ghi chú hướng dẫn đan và kích cỡ kim phù hợp.
Học cách gầy mũi đan và đan mũi xuống:
- Đây là hai kỹ thuật cơ bản nhất trong đan len.
- Có nhiều video hướng dẫn trên mạng hoặc bạn có thể tham gia lớp học đan len.
- Nên luyện tập thường xuyên để thành thạo hai kỹ thuật này.
Qua bài viết trên là những chia sẻ về cách lựa chọn dụng cụ cũng như cách đan len đơn giản cho người mới bắt đầu. Bên cạnh đó, khi học đan len bạn cũng cần lưu ý một số điều để có thể tạo ra những thành phẩm ưng ý nhất. Nếu gặp khó khăn trong quá trình gói bạn có thể liên hệ với Fanpage FB: Hoa Len Handmade để nhận được tư vấn và hỗ trợ bạn.